Những câu hỏi liên quan
Phúc Thành sama
Xem chi tiết
Võ Thị Kim Dung
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
14 tháng 3 2016 lúc 18:20

Thảo luận 1

Trồng cây chỉ cần mười năm thui nhưng trồng người lại đến cả trăm năm, thật ra thì câu nói đó nhấn mạnh đến việc trồng "người" khó hơn trồng bất cứ cái gì ^^ ! Bởi dzậy nuôi dạy 1 con người,1 thế hệ, 1 dân tộc đâu phải là chiện đơn giản, phải cần rất nhiều thời gian và công sức mới phát triển được 1 cách toàn diện được ^^ !

Thảo luận 2

Bác kêu gọi sống với cây xanh, bảo vệ rừng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Có như vậy thì ta mới bỏ ra hàng trăm năm "trồng" người được. Nếu không như vậy, tại sao Bác lại đặt "trồng cây" lên hàng đầu ? Nếu không như vậy, môi trường sống không còn thì một năm "trồng người" cũng không xong nữa là ...!

Thảo luận 3

Theo tôi hiểu thì Bác dùng hai vế câu này để tạo ra sự so sánh. Ý của vế thứ nhất (vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây) làm nổi bật lên ý của vế thứ hai (vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người). Nghĩa là để có được lợi ích lâu dài và bền vững thì phải chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người, đào tạo nhân lực cho đất nước. Vì con người vừa là nhân tố và vừa là động lực của sự phát triển.

Thảo luận 4

Vế 1 ngụ ý : Bác muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của cây xanh đối với đời sống con người phải trồng cayy gây rừnng để bảo vệ môi trường của mình cũng là tự bảo vệ mình... Vế 2: ngụ ý : Bác muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học, nó phải học lâu dài, không phải một ngày là được kết quả. "...dân tộc Việt Nam có được sánh vai cùng các cường quốc năm châu được hay không, đó chính là nhờ ở công học tập của các cháu, mong sao, sau này các cháu góp công xây dựng nước nhà..." (trích thư gởi các cháu nhân ngày tựu trường của Chủ Tích Hồ Chí Minh)

Bình luận (0)
Võ Mỹ Lâm
15 tháng 3 2016 lúc 20:47

Phân tích như sau: mười năm => thời gian ngắn 

trăm năm => thời gian dài

trồng cây => kinh tế

trồng người => sự nghiệp giáo dục

Vậy câu này có ý nghĩa là: Muốn đất nước phát triển phải đặt sự nghiệp lên hàng đầu.

Bình luận (0)
Đi theo xe rác nhặt xác...
8 tháng 1 2018 lúc 22:00

Phân tích như sau: mười năm => thời gian ngắn

trăm năm => thời gian dài

trồng cây => kinh tế

trồng người => sự nghiệp giáo dục

Vậy câu này có ý nghĩa là: Muốn đất nước phát triển phải đặt sự nghiệp lên hàng đầu.

Bình luận (0)
Chaungoc Lely
Xem chi tiết
Châu Nguyễn Thị
12 tháng 2 2019 lúc 10:32

muốn có quả ngọt và ngon thì chỉ tốn thời gian tối đa là mười năm trồng cây, còn đối với con người, đối với cả thế hệ sau này, muốn con cháu được nên người, xã hội được phồn vinh thì chúng ta cần phải chú trọng công tác giáo dục, chăm nom thế hệ trẻ vì đó là tương lai của cả đất nước.

Bình luận (0)
xKraken
12 tháng 2 2019 lúc 10:56

Theo tôi, ngụ ý của Bác là: muốn có quả ngọt và ngon thì chỉ tốn thời gian tối đa là mười năm trồng cây, còn đối với con người, đối với cả thế hệ sau này, muốn con cháu được nên người, xã hội được phồn vinh thì chúng ta cần phải chú trọng công tác giáo dục, chăm nom thế hệ trẻ vì đó là tương lai của cả đất nước.

Chúc bạn học tốt !!!

Bình luận (0)
Nhật Hạ
12 tháng 2 2019 lúc 11:07

 “Trồng cây” thì mất “mười năm” nhưng “trồng người” phải mất đến“trăm năm”, khoảng cách giữa con số “mười năm” và “trăm năm” là độ dài của sự tu dưỡng và quyết tâm rèn luyện. Công cuộc xây dựng và kiến thiết đất nước còn nhiều lo toan và bươn trải, mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh” đang được cà nước “xuống đường” như ngày “xuống đường” đánh Pháp và Mĩ của toàn dân tộc năm nào. Dù khó khăn gian khổ thế nào, dù phải vất vả, hy sinh thế nào đi nữa, nhớ tới Bác, nghĩ về Bác chúng ta như được tiếp thêm sức mạnh, chấp thêm đội cánh và bay nhanh tới chân trời mơ ước, chân trời khát vọng, chân trời trồng người vĩ đại của dân tộc, của thế hệ con cháu Bác Hồ Chí Minh, và của mục tiêu bất tử: “Vì lợi ích mười năm trồng cây_ Vì lợi ích trăm năm trồng người” sống mãi trong ngành giáo dục chúng ta.

P/s: Hoq chắc 

Bình luận (0)
Phùng Thị Thanh Thủy
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Vân
11 tháng 5 2020 lúc 21:49

nếu ta học hành đầy đủ thì lợi ích có thể đến trăm năm nhưng nếu ta bỏ ra thơi gian đó để trồng cây thì lợi ích đó chỉ có thể tốn tại ddcuwoj 10 năm 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thanh Vân
11 tháng 5 2020 lúc 21:51

đó là ý của mình

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
-..-
12 tháng 5 2020 lúc 13:44

Hiểu rõ sự gắn bó mật thiết giữa con người với môi trường sống, nên Bác Hồ đặc biệt quan tâm tới việc “trồng cây gây rừng” và Người luôn coi đây là một trong những vấn đề chiến lược, góp phần quan trọng vào việc nâng cao đời sống và bảo vệ cuộc sống của nhân dân. Trồng cây theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngoài việc để nhân dân chuẩn bị lấy gỗ làm nhà ở, để sản xuất, v.v..còn có một ý nghĩa thiết thực là bảo vệ môi trường tự nhiên.

Ngày 28-11-1959, Người viết bài Tết trồng cây và “đề nghị tổ chức một ngày Tết trồng cây” để thiết thực “lấy thành tích chúc mừng Đảng 30 mươi tuổi”. Người từng nói: trồng cây “tốn kém ít mà ích lợi nhiều”, cho nên “tất cả nhân dân miền Bắc mỗi người phụ trách trồng một hoặc vài ba cây và săn sóc cho tốt” và “mỗi Tết trồng được độ 15 triệu cây”, thì sau mươi năm, “nước ta phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp hơn, khí hậu sẽ điều hoà hơn, cây gỗ đầy đủ hơn. Điều đó sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống của nhân dân ta”. Sáng 6/1/1960, Lời kêu gọi toàn dân hưởng ứng một tháng Tết trồng cây của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng được đăng trên báo Nhân dân và một số tờ báo khác, trong đó, Người kêu gọi mỗi người hãy trồng ít nhất một cây và phải chăm sóc tốt. Đợt trồng cây này gọi là Tết trồng cây và là Tết trồng cây đầu tiên do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động. Mùa xuân năm sau, ngày 5-2-1961, Người trồng cây ở Vườn hoa Thanh niên cùng các đại biểu dự Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Lao động thành phố Hà Nội. Ngày 20-2-1961, về thăm Pác Bó (Cao Bằng) sau hai mươi năm xa cách, sau khi dự cuộc mít tinh của nhân dân Huyện Hà Quảng tổ chức bên bờ suối Pác Bó, thăm một số gia đình có công với cách mạng, thăm lại hang Cốc Bó, Người trồng một khóm trúc bên bờ suối làm kỷ niệm…

Không chỉ viết về Tết trồng cây, Người còn nhấn mạnh rằng: Trồng cây phải là một kế hoạch kinh tế lâu dài và liên tục của Nhà nước. Trên tinh thần đó, để trồng cây đạt hiệu quả thiết thực chứ không chỉ là phong trào, thì các cấp bộ, ngành “phải có kế hoạch, có hướng dẫn, tìm thêm hạt, ươm thêm giống… phải làm đúng khẩu hiệu “trồng cây nào tốt cây ấy”(1), để “phong cảnh của ta cũng thật sự là non sông gấm vóc, tươi đẹp vô cùng”. Không chỉ có vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ rõ: muốn cho Tết trồng cây trở thành một tục lệ tốt đẹp trong đời sống tinh thần của nhân dân ta, trở thành một nét đẹp truyền thống mỗi dịp đầu xuân, theo Người: “Tết trồng cây cũng như mọi việc khác, các cấp uỷ Đảng phải lãnh đạo cụ thể và chặt chẽ thì sẽ thành công”(2). Tuy nhiên, trong khi thường xuyên nhắc nhở chính quyền, đoàn thể các cấp phải “khéo vận động” nhân dân trồng cây để lấy gỗ làm nhà, làm củi đun, Người cũng không quên nhấn mạnh: tất cả mọi người đều phải lo “bảo vệ rừng, cấm phá rừng” để bảo vệ môi trương sinh thái, chắn gió bão, chống xói mòn, lụt lội…Theo lời Người, điểm đặc biệt là phong trào “trồng cây” sẽ thu hút tất cả mọi người – từ các cụ phụ lão đến các em nhi đồng đều có thể hăng hái tham gia, thì phong trào “bảo vệ rừng, cấm phá rừng” cũng sẽ thu hút được sự tham gia của toàn xã hội.

Tiếp đó, cứ mỗi dịp xuân về, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại dành thời gian trồng cây ở Hà Nội và các địa phương, và viết bài cổ vũ cho Tết trồng cây. Trong những năm đồng bào miền Nam còn đang phải đấu tranh để tiến hành cuộc cách mạng giải phóng, Người từng nhắc: mỗi cây chúng ta trồng ở miền Bắc không chỉ có ý nghĩa với riêng miền Bắc, mà là “trồng cây cho cả đồng bào miền Nam nữa”. Trước Tết Kỷ Dậu 1969, Người đã viết bài báo cuối cùng về Tết trồng cây, đăng báo Nhân dân ngày 5-2-1969. Trong đó, Người kêu gọi: “Năm nay, chúng ta thi đua trồng cây cho thật tốt, phải đảm bảo trồng cây nào tốt cây ấy, tổ chức “một Tết trồng cây quyết thắng giặc Mỹ xâm lược”. Ngày mồng một Tết Nguyên đán năm 1969, như bao xuân trước, mặc dù không được khoẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn đi thăm cán bộ chiến sĩ Quân chủng phòng không không quân tại sân bay Bạch Mai. Buổi trưa cùng ngày, Người đi thăm, chúc Tết nhân dân và trồng cây đa khai xuân cuối cùng trên đồi Vật Lại, Ba Vì, Hà Tây.

Từ khi chuẩn bị phát động Tết trồng cây, cho đến khi qua đời (1959-1969), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết nhiều bài về Tết trồng cây, cổ động nhân dân tích cực tham gia phong trào trồng cây, góp phần bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường và bản thân Người cũng trồng nhiều cây. Gần 43 năm sau khi Người ra đi và 53 năm sau bài viết đầu tiên của Người có nội dung về Tết trồng cây, phong trào Trồng cây đầu xuân theo tinh thần “Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân” như Người mong muốn và phát động, đã mang lại những lợi ích thiết thực về môi sinh, môi trường. Biết bao cây non nhân dân ta và chính Người trực tiếp đã trồng trong những Tết trồng cây mỗi dịp đầu xuân đang trường tồn cùng thời gian, làm đẹp thêm cho làng quê, cho công viên, đường phố, để đất nước Việt Nam 4 mùa đều tươi xanh.


*Ryeo*

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
21 tháng 1 2018 lúc 3:49

Đáp án: D

Bình luận (0)
Nguyễn Cảnh Hùng
Xem chi tiết
Đỗ Ngọc Trinh
16 tháng 4 2019 lúc 11:39

Mỗi kiểu gõ đúng được 2 điểm.

Kiểu VNI:

“Vi2 lo7i5 ich1 mu7o7i2 na8m tro6ng ca6y

Vi2 lo7i ich1 tra8m na8m tro6ng2 ngu7o7i2”.

Kiểu TELEX: “Vif lowij ichs muwowif nawm troongf caay

Vif lowij ichs trawm nawm troongf nguwowif”

Bình luận (0)
Nguyễn Cảnh Hùng
Xem chi tiết
Đỗ Ngọc Trinh
17 tháng 12 2017 lúc 2:16

Mỗi kiểu gõ đúng được 1 điểm.

Kiểu VNI:

“Vi2 lo7i5 ich1 mu7o7i2 na8m tro6ng ca6y

Vi2 lo7i ich1 tra8m na8m tro6ng2 ngu7o7i2”.

Kiểu TELEX: “Vif lowij ichs muwowif nawm troongf caay

Vif lowij ichs trawm nawm troongf nguwowif”.

Bình luận (0)
đỗ thanh mai
Xem chi tiết

Các từ hoán dụ là : mười năm, trăm năm

Mối quan hệ : câu A : cái trìu tượng, câu B cái cụ thể

Ý nghĩa : câu A : Gọi tên cái cụ thể, câu B : Thay cho cái trìu tượng : con số không xác định

Chúc cậu học tốt !!!

Bình luận (0)
Xem chi tiết

Hiểu rõ sự gắn bó mật thiết giữa con người với môi trường sống, nên Bác Hồ đặc biệt quan tâm tới việc “trồng cây gây rừng” và Người luôn coi đây là một trong những vấn đề chiến lược, góp phần quan trọng vào việc nâng cao đời sống và bảo vệ cuộc sống của nhân dân. Trồng cây theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngoài việc để nhân dân chuẩn bị lấy gỗ làm nhà ở, để sản xuất, v.v..còn có một ý nghĩa thiết thực là bảo vệ môi trường tự nhiên.

Ngày 28-11-1959, Người viết bài Tết trồng cây và “đề nghị tổ chức một ngày Tết trồng cây” để thiết thực “lấy thành tích chúc mừng Đảng 30 mươi tuổi”. Người từng nói: trồng cây “tốn kém ít mà ích lợi nhiều”, cho nên “tất cả nhân dân miền Bắc mỗi người phụ trách trồng một hoặc vài ba cây và săn sóc cho tốt” và “mỗi Tết trồng được độ 15 triệu cây”, thì sau mươi năm, “nước ta phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp hơn, khí hậu sẽ điều hoà hơn, cây gỗ đầy đủ hơn. Điều đó sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống của nhân dân ta”. Sáng 6/1/1960, Lời kêu gọi toàn dân hưởng ứng một tháng Tết trồng cây của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng được đăng trên báo Nhân dân và một số tờ báo khác, trong đó, Người kêu gọi mỗi người hãy trồng ít nhất một cây và phải chăm sóc tốt. Đợt trồng cây này gọi là Tết trồng cây và là Tết trồng cây đầu tiên do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động. Mùa xuân năm sau, ngày 5-2-1961, Người trồng cây ở Vườn hoa Thanh niên cùng các đại biểu dự Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Lao động thành phố Hà Nội. Ngày 20-2-1961, về thăm Pác Bó (Cao Bằng) sau hai mươi năm xa cách, sau khi dự cuộc mít tinh của nhân dân Huyện Hà Quảng tổ chức bên bờ suối Pác Bó, thăm một số gia đình có công với cách mạng, thăm lại hang Cốc Bó, Người trồng một khóm trúc bên bờ suối làm kỷ niệm…

Không chỉ viết về Tết trồng cây, Người còn nhấn mạnh rằng: Trồng cây phải là một kế hoạch kinh tế lâu dài và liên tục của Nhà nước. Trên tinh thần đó, để trồng cây đạt hiệu quả thiết thực chứ không chỉ là phong trào, thì các cấp bộ, ngành “phải có kế hoạch, có hướng dẫn, tìm thêm hạt, ươm thêm giống… phải làm đúng khẩu hiệu “trồng cây nào tốt cây ấy”(1), để “phong cảnh của ta cũng thật sự là non sông gấm vóc, tươi đẹp vô cùng”. Không chỉ có vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ rõ: muốn cho Tết trồng cây trở thành một tục lệ tốt đẹp trong đời sống tinh thần của nhân dân ta, trở thành một nét đẹp truyền thống mỗi dịp đầu xuân, theo Người: “Tết trồng cây cũng như mọi việc khác, các cấp uỷ Đảng phải lãnh đạo cụ thể và chặt chẽ thì sẽ thành công”(2). Tuy nhiên, trong khi thường xuyên nhắc nhở chính quyền, đoàn thể các cấp phải “khéo vận động” nhân dân trồng cây để lấy gỗ làm nhà, làm củi đun, Người cũng không quên nhấn mạnh: tất cả mọi người đều phải lo “bảo vệ rừng, cấm phá rừng” để bảo vệ môi trương sinh thái, chắn gió bão, chống xói mòn, lụt lội…Theo lời Người, điểm đặc biệt là phong trào “trồng cây” sẽ thu hút tất cả mọi người – từ các cụ phụ lão đến các em nhi đồng đều có thể hăng hái tham gia, thì phong trào “bảo vệ rừng, cấm phá rừng” cũng sẽ thu hút được sự tham gia của toàn xã hội.

Tiếp đó, cứ mỗi dịp xuân về, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại dành thời gian trồng cây ở Hà Nội và các địa phương, và viết bài cổ vũ cho Tết trồng cây. Trong những năm đồng bào miền Nam còn đang phải đấu tranh để tiến hành cuộc cách mạng giải phóng, Người từng nhắc: mỗi cây chúng ta trồng ở miền Bắc không chỉ có ý nghĩa với riêng miền Bắc, mà là “trồng cây cho cả đồng bào miền Nam nữa”. Trước Tết Kỷ Dậu 1969, Người đã viết bài báo cuối cùng về Tết trồng cây, đăng báo Nhân dân ngày 5-2-1969. Trong đó, Người kêu gọi: “Năm nay, chúng ta thi đua trồng cây cho thật tốt, phải đảm bảo trồng cây nào tốt cây ấy, tổ chức “một Tết trồng cây quyết thắng giặc Mỹ xâm lược”. Ngày mồng một Tết Nguyên đán năm 1969, như bao xuân trước, mặc dù không được khoẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn đi thăm cán bộ chiến sĩ Quân chủng phòng không không quân tại sân bay Bạch Mai. Buổi trưa cùng ngày, Người đi thăm, chúc Tết nhân dân và trồng cây đa khai xuân cuối cùng trên đồi Vật Lại, Ba Vì, Hà Tây.

Từ khi chuẩn bị phát động Tết trồng cây, cho đến khi qua đời (1959-1969), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết nhiều bài về Tết trồng cây, cổ động nhân dân tích cực tham gia phong trào trồng cây, góp phần bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường và bản thân Người cũng trồng nhiều cây. Gần 43 năm sau khi Người ra đi và 53 năm sau bài viết đầu tiên của Người có nội dung về Tết trồng cây, phong trào Trồng cây đầu xuân theo tinh thần “Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân” như Người mong muốn và phát động, đã mang lại những lợi ích thiết thực về môi sinh, môi trường. Biết bao cây non nhân dân ta và chính Người trực tiếp đã trồng trong những Tết trồng cây mỗi dịp đầu xuân đang trường tồn cùng thời gian, làm đẹp thêm cho làng quê, cho công viên, đường phố, để đất nước Việt Nam 4 mùa đều tươi xanh.

Bình luận (0)

Mik xin lỗi vì ko có dàn ý nhé !!!

 
Bình luận (0)
Aug.21
30 tháng 3 2019 lúc 19:38

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng tâm niệm: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Câu nói ấy ngay từ khi mới ra đời đã ứng ngay vào ngành giáo dục chúng ta. Điều đó cũng chứng tỏ rằng suốt cuộc đời của Bác, trong mọi phút giây, Bác luôn luôn quan tâm đến giáo dục và “trồng người”. Quả thật, “không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế và văn hóa”. Giao dục là “đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà”, đó là những công dân ưu tú, những cán bộ tốt hội đủ cả tài lẫn đức.

Trong một lần khác, hay nói đúng hơn, trong cảnh lao tù khổ cực dưới thời Tưởng Giới Thạch, trong “Nhật kí trong tù”, Bác đã đúc kết thật tinh tế: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn_ Phần nhiều do giáo dục mà nên”. Với Bác, giáo dục là một công việc nghiêm túc, đức và tài phải rèn luyện bền bỉ,lâu dài và có kế hoạch thường xuyên, khoa học. Đó không phải là công việc của một người cụ thể, một ngành cụ thể, mà nó là công việc của tất cả mọi người trong toàn xã hội và diễn ra ở mọi lúc, tại mọi nơi. Đây là một công việc hết sức khó khăn, một con người ngày hôm nay là tốt, điều đó là đúng như thực tế đang diễn ra nhưng không phải là tất yếu, vì ai có thể đảm bảo rằng, ngày mai, cái tốt đó có còn trong con người đó hay không. Vì thế cho nên, mỗi người cần phải liên tục rèn luyện và tu dưỡng để liên tục khẳng định mình hướng tới cái chân, thiện và mĩ, chống lại các ác, cái xấu trong cuộc sống và chính bản thân mình. Như vậy, với Bác, giáo dục không có nghĩa là nhiệm vụ độc quyền của ngành giáo dục mà nó còn là nhiệm vụ của toàn xã hội và trách nhiệm thường trực của mỗi cá nhân. Quan điểm đó là một quan điểm tiến bộ, nó đã trở thành phương hướng cho toàn xã hội nói chung, ngành giáo dục noi riêng thực hiện.

Không chỉ có thế, Bác còn nhấn mạnh: “học phải đi đôi với hành”, “lí luận phải gắn với thực tiễn”,và người diễn giải: lời nói nói ra phải đi đôi với việc làm, lí luận phải gắn thực tiễn vì lí luận không có thực tiễn là lí luận suông, thực tiễn không có lí luận là thực tiễn mù quáng. Để khẳng định lí lẽ trên là đúng, là khoa học và thực tê, chính bản thân người đã sống và làm việc theo nguyên tắc ấy và làm nên bao điều kì diệu cho cách mạng nước ta và nhân loại tiến bộ trên thế giới.

Ngày hôm nay, với nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó, bản thân những người làm giáo dục chúng ta hãy kế thừa tinh hoa tư tưởng của Bác, biến nó thành kim chỉ nam cho sự nghiệp trồng người, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đào tạo ra hàng loạt đội ngũ những người công dân xã hội chủ nghĩa “vừa hồng lại vừa chuyên”, bắt tay vào xây dựng đất nước “to đẹp hơn, đàng hoàng hơn” thỏa như lòng Bác mong ước.

Hoc tập tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là chúng ta học tập thành quả của sự chắt lọc tinh tế tinh hoa văn hóa dân tộc ngàn đời, mang đậm hơi thở của cuộc sống thời đại và biến lời dạy của cha ông thành sự thật, lời dạy từ ngàn xưa đi mở cõi đến ngàn nay là lớp lớp cháu con đang vinh danh trên trường tri thức, là những huy chương vàng của mọi kì thi quốc tế, là lá cờ đỏ sao vàng mãi phần phật tung bay trong vạn tiếng reo hò sau mỗi kì vận hội.

Hôm nay, nhớ lại lời dạy của Bác, chúng ta vẫn còn bồi hồi xúc động, người cha già dân tộc đã đi trước trăm sương nghìn tuyết,dắt dìu dân nước Việt Nam ta, ôi! Bác ơi! Thực hiện lời dạy của người, chúng con mãi mãi khắc ghi và quyết phát triển hơn nữa. “Trồng cây” thì mất “mười năm” nhưng “trồng người” phải mất đến“trăm năm”, khoảng cách giữa con số “mười năm” và “trăm năm” là độ dài của sự tu dưỡng và quyết tâm rèn luyện. Công cuộc xây dựng và kiến thiết đất nước còn nhiều lo toan và bươn trải, mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh” đang được cà nước “xuống đường” như ngày “xuống đường” đánh Pháp và Mĩ của toàn dân tộc năm nào. Dù khó khăn gian khổ thế nào, dù phải vất vả, hy sinh thế nào đi nữa, nhớ tới Bác, nghĩ về Bác chúng ta như được tiếp thêm sức mạnh, chấp thêm đội cánh và bay nhanh tới chân trời mơ ước, chân trời khát vọng, chân trời trồng người vĩ đại của dân tộc, của thế hệ con cháu Bác Hồ Chí Minh, và của mục tiêu bất tử: “Vì lợi ích mười năm trồng cây_ Vì lợi ích trăm năm trồng người” sống mãi trong ngành giáo dục chúng ta.

đây là bài văn nha bạn !

Bình luận (0)